Đóng Menu

Vui lòng xem chi tiết trong toa đính kèm: Cobimol TCPHDU 

THÀNH PHẦN:

Mỗi gói chứa:

– Paracetamol 100 mg

– Chlorpheniramin maleat 2 mg

– Tá dược: Natri saccharin, FD&C red 3 powder, Lactose, Bột mùi dâu, Bột mùi cam, Aerosil, Đường trắng, Cồn 960, Nước trao đổi ion.

DƯỢC LỰC:

– Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt có thể thay thế aspirin. Khác với aspirin, Paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

– Chlorpheniramin là thuốc kháng histamin có tác dụng phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

– Paracetamol: được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% Paracetamol trong máu gắn kết với protein huyết tương. Thời gian bán hủy khoảng 2 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu chủ yếu ở dạng liên hợp với acid glucuronic.

– Chlorpheniramin: hấp thu tốt khi uống, xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 – 60 phút. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong khoảng 2,5 – 6 giờ sau khi uống. Khoảng 70% Chlorpheniramin trong tuần hoàn liên kết với protein. Chlorpheniramin chuyển hóa nhanh và nhiều. Thời gian bán thải là 12 – 15 giờ và kéo dài ở người bệnh suy thận mãn. Chlorpheniramin được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hóa.

Vui lòng xem chi tiết trong toa đính kèm: Cobimol TCPHDU (5)

LIỀU LƯỢNG & CÁCH DÙNG:

   – Hoà thuốc với một ít nước chín để uống.

   – Trẻ em 1 – 6 tuổi: ½ gói x 2 – 4 lần/ngày.

   – Trẻ em 7 – 12 tuổi: 1 gói x 3 – 4 lần/ngày.

   – TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

   – Buồn ngủ, an thần, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn.

   – Các phản ứng thuộc huyết học (sự giảm tiểu cầu) đã được báo cáo. Viêm tụy, phát ban da như ban đỏ, mày đay và các phản ứng dị ứng khác đôi khi xảy ra. Ngừng sử dụng thuốc trong trường hợp có biểu hiện dị ứng.

   Phụ nữ mang thai:

   – Chlorpheniramin: dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng (như cơn động kinh) ở trẻ sơ sinh.

   – Paracetamol: chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi có thai.

   – Do đó chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.

   Phụ nữ cho con bú:

   – Chlorpheniramin: có thể được bài tiết qua sữa mẹ và ức chế tiết sữa. Vì các thuốc kháng histamin có thể gây phản ứng nghiêm trọng với trẻ bú mẹ, nên cần cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc, tùy mức độ cần thiết của thuốc đối với mẹ.

   – Paracetamol: không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.

   – Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

   – Paracetamol: rượu, thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid sẽ làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

   Chlorpheniramin:

   – Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.

   – Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của chlorpheniramin.

   – Chlorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:

   Chlorpheniramin maleat:

   – Triệu chứng quá liều: Liều gây chết của chlorpheniramin khoảng 25 – 30 mg/kg thể trọng. Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều bao gồm an thần, kích thích hệ thần kinh trung ương, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp.

   Xử trí:

   – Điều trị triệu chứng và hổ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải.

   – Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu.

   – Khi có hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.

   Paracetamol:

   – Triệu chứng quá liều: buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, methemoglobin – máu dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.

   – Xử trí: chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, phải dùng thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc chất tẩy muối vì chúng có khả năng hấp thụ paracetamol.

Vui lòng xem chi tiết trong toa đính kèm: Cobimol TCPHDU 

CHỈ ĐỊNH:

– Điều trị cảm sốt, triệu chứng đau nhức, sổ mũi.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

– Mẫn cảm với các thành phần thuốc.

– Người bệnh thiếu G-6-P-D.

– Người bệnh nhiều lần thiếu máu, bệnh tim, thận hoặc gan.

– Không dùng khi bị hen suyễn, thở nông, khó thở, đang cơn hen cấp.

– Glocom góc hẹp.

– Loét dạ dày chít, tắc môn vị tá tràng.

– Tắc cổ bàng quang.

– Tiểu khó hoặc bí tiểu do rối loạn tiền liệt-niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến.

– Người bệnh dùng IMAO trong vòng 14 ngày.

– Trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng.

0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi