Đóng Menu

Bản Tin Nhà Đầu Tư Quý IV năm 2019

I. KINH TẾ VIỆT NAM QUÝ IV NĂM 2019

Bất chấp những diễn biến phức tạp theo chiều hướng tiêu cực của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam năm 2019 vẫn tăng trưởng ấn tượng. Trong quý IV tổng sản phẩm quốc nội-GDP tăng 6,97%, thấp hơn so với quý III. Tuy nhiên GDP của cả năm 2019 vẫn tăng 7,02% cao hơn mục tiêu: 6,6%-6,8% do Quốc hội đề ra. Công nghiệp và xây dựng vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 8,9%, theo sau đó là ngành dịch vụ 7,2% và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc dộ tăng trưởng 2,01% (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7%. Trong năm này,Việt Nam xuất siêu 9,9 tỷ đô la Mỹ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 516 tỷ đô la Mỹ. Năm 2019 được xem mà một năm thành công của Việt Nam về phát triển kinh tế, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức đặt ra trong năm 2020. Theo tiến sỹ Lê Đức Thúy, mặc dầu năm 2019 chúng ta đã hoàn thành chỉ tiêu nhưng Việt Nam chưa có những tiến bộ đủ mạnh để tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Bên cạnh đó, Tiến sỹ Võ Chí Thành cũng nhận định, kinh tế tăng trưởng khá cao nhưng thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang bộc lộ nhiều vấn đề. Việt Nam tăng trưởng cao nhưng chứng khoán không có phản ứng đồng điệu, thanh khoản thấp, thị trường bất động sản cũng rất trầm lắng bởi nhiều nguyên nhân. Đó là lòng tin có nhà đầu tư, đa số các nhà đầu tư vẫn còn nghi ngại, chưa thật sự tin vào sự tăng trưởng bền vững. Trong năm 2020, Việt nam phải đối phó với nhiều thách thức từ việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường kinh doanh minh bạch hơn nữa để thu hút nhà đầu tư đồng thời phải có những biện pháp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, khắc phục những hậu quả của biến đổi khí hậu.

II. NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM QUÝ IV/2019

Ngành dược Việt Nam trong năm 2019 vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng trung bình ngành khoảng 11%. Ngành dược đã không còn tăng trưởng nóng như trong giai đoạn 2011-2015 mặc dù dân số Việt Nam có xu hướng già đi nhanh chóng, chi tiêu cho y tế của người dân ngày càng tăng. Hoạt động siết chặt bán các loại thuốc kê đơn, đặc biệt là kháng sinh trong nhà thuốc va những quy định trong thông tư 15 của Bộ y tế về đấu thầu thuốc đã góp phần định hình lại ngành dược trong nước. Theo đó, hoạt động mua và bán thuốc được kiểm soát chặt chẽ hơn cùng với việc ưu tiên cho các loại thuốc chất lượng cao được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hoạt động M&A đang diễn ra mạnh mẽ trong các doanh nghiệp dược từ 206-2019. Các doanh nghiệp nước ngoài lần lượt nắm quyền chi phối các doanh nghiệp dược lớn trong nước. Mặc khác, một tín hiệu đáng mừng là các doanh nghiệp dược trong nước đã mạnh dạn đầu tư cho công nghệ với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường các loại thuốc chất lượng cao, mà trước đây đa số được cung cấp bởi các doanh nghiệp ngoại.

Vấn đề nguyên vật liệu nhập khẩu vẫn là vấn đề tồn đọng lâu nay trong ngành dược Việt Nam hiện nay. Việc không tự chủ được nguyên liệu dẫn đến sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu và biên lợi nhuận sẽ giảm khi giá tăng.

Tiếp tục đầu tư cho công nghệ, phát triển con người, tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển là những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp dược Việt Nam để có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh, trụ vững trong thị trường ngày càng cạnh tranh theo xu hướng của toàn cầu hóa.

Bên cạnh đó, việc cải cách các chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp dược, tạo môi trường lành mạnh, công bằng để phát triển một nền công nghiệp dược tự chủ, bền vững cũng cần được các bộ ngành xem xét và thực hiện một cách quyết liệt hơn trong giai đoạn 2020-2025.

III. DIỄN BIẾN CỔ PHIẾU IMEXPHARM

1. Thông tin chung
Mã chứng khoán IMP
Sàn niêm yết HSX
Khoảng giá 52 tuần (VND)
Khối lượng cổ phiếu niêm yết 49.421.159
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành 49.387.359
Lĩnh vực hoạt động Sản xuất kinh doanh dược phẩm
Vốn hóa thị trường (30/09/2019) 2.370,5 tỷ đồng
Room nước ngoài 49%
P/E (lần) 16,6
P/B (lần) 1,5
Cơ cấu cổ đông (đến 30/09/2019)
– Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP 22,87%
– Nhà đầu tư nước ngoài 48,48%
+ Trong đó:
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (NĐTCKCN) nước ngoài là cổ đông lớn sở hữu trên 5% cổ phần
14,25%
– Cổ đông đặc biệt (HĐQT + Ban TGĐ + Ban Kiểm soát + Kế toán trưởng + Người được ủy quyền công bố thông tin), Công đoàn công ty 3,12%
– Sở hữu khác 25,88%
Diễn biến VNIndex và giá IMP Quý 4 năm 2019

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý IV năm 2019 có nhiều biến động. Trong tháng 10, VNIndex có nhiều phiên điều chỉnh, diễn biến phức tạp quanh vùng giá 1.000 điểm. Từ đầu tháng 11, VNIndex vượt mốc 1.000 và có xu hướng đi ngang đến tuần thứ 4 của tháng thì bắt đầu giảm, mất mốc 1.000 điểm, và kết thúc năm ở mức giá đóng cửa 960.99 điểm. Như vậy trong quý 3, VNIndex đã giảm hơn 3.8% tương đương với mức 38.6 điểm. Thỏa thuận thương mại Mỹ Trung giai đoạn 1 để tiến tới chấm dứt chiến tranh thương mại đã được xác nhận, đồng thời tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng tăng trưởng ấn tượng trong quý IV/2019, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn chưa thật sự tin vào sự tăng trưởng ổn định, lâu dài của thị trường.

Cổ phiếu IMP trong tháng 10 có nhiều biến động, từ giữa tháng 10 IMP có xu hướng tăng dần và chạm đỉnh vào ngày 21 tháng 11 với giá khợp lệnh cao nhất là 56.700 đồng/cổ phiếu. Nhưng sau đó, giá cổ phiếu IMP giảm và kết thúc năm ở mức 48.000 đồng, giảm 1.000 đồng so với giá ở đầu quý IV.

Khối lượng giao dịch IMP Quý 4 năm 2019

Trong quý IV năm 2019, IMP không có giao dịch thỏa thuận nào. Thanh khoản của cổ phiếu IMP tương đối tốt trong quý IV năm 2019. Tổng khối lượng giao dịch đạt 906.710 cổ phiếu. Giao dịch trung bình ước đạt 13.738 cổ phiếu/ngày. Giao dịch diễn ra sôi nổi nhất vào tuần đầu tháng 10 và tuần thứ 3 của tháng 11. Trong tháng 11 có 436.420 cổ phiếu được giao dịch, chiếm hơn 48% tổng khối lượng giao dịch của cả quý IV.

 

IV. HOẠT ĐỘNG IMEXPHARM QUÝ 4 NĂM 2019

1. Kết quả kinh doanh trong quý 4/2019
STT Chỉ tiêu 2019 % KH 2019  

 

2018

Tăng trưởng
I Kết quả hoạt động (tỷ đồng)      
1 Tổng doanh thu và thu nhập 1.420,7 97,8% 1.207,1 17,7%
2 Doanh thu thuần 1.402,5 1.184,8 18,4%
3 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 194,4 170,6 14%
5 Lợi nhuận trước thuế và trích quỹ KHCN 222,4 101% 192,8 15,4%
6 Lợi nhuận sau thuế 162,4 138,7 17,1%
II Tài sản – Nguồn vốn (tỷ đồng)        
1 Tổng tài sản 1.847,2 1.774 4,1 %
2 Vốn chủ sở hữu 1.558,9 1.504,6 3,6%
3 Vốn điều lệ 494,2 494,2 0%
III Khả năng thanh toán (lần)        
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 3   3,5 (0,5) lần
2 Khả năng thanh toán nhanh 1,63         2,2 (0.6) lần
IV Khả năng sinh lợi        
1 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 14,4% 16,3% (1,9)%
2 ROS     11,6%   11,7% (0,1)%
3 ROE (4 quý gần nhất) 10,8%  9,6% 1,2%
4 ROA (4 quý gần nhất) 9,7%  7,8% 1,9%
5 EPS (điều chỉnh) 3.287,9  2.969  10,7%
6 BV (đồng) 31.543 30.457   3,4  %
7 P/E (lần) 16,59   24,12 (7,53)lần
8 P/B (lần) 1,52  2 (0,48)lần
Giá thị trường ngày 31/12 (đồng) 48.000 60.900 (21,2% )

Tổng doanh thu và thu nhập của Imexpharm trong năm 2019 là 1.420,7 tỷ đồng, đạt 97,8% kế hoạch cả năm, tăng trưởng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế và quỹ khoa học công nghệ đạt vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể lợi nhuận cả năm 2019 đạt 222,4 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch và tăng trưởng 17,1% so với năm 2018. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2019 của Imexpharm đạt nhiều thành tựu trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành dược và những chuyển biến phức tạp của cơ chế thị trường. Ban điều hành Imexpharm đã thành công trong việc kiểm soát chặt chẽ chi phí, khi mà giá nguyên vật liệu biến động theo chiều hướng tăng, đồng thời việc tập trung vào các mặt hàng chủ lực Imexpharm giúp cho lợi nhuận của công ty giữ ở mức tăng trưởng cao.

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng nhẹ lần lượt là 4,1% và 3,6%. Imexpharm đã hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy kháng sinh công nghệ cao Vĩnh Lộc, nhà máy công nghệ cao Bình Dương cũng đã hoàn thành và được cấp chứng nhận WHO-GMP trong quý IV, do đó tổng tài sản sẽ không tăng mạnh như trong năm 2018.

Khả năng thanh toán ngắn hạn của Imexpharm có phần giảm so với năm 2018 nhưng vẫn giữ ở mức an toàn. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh so với đầu năm 2018 nên các chỉ số thanh khoản cũng vì thế mà giảm.

Do doanh thu tăng nhanh nên lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần, ROS giảm so với cùng kỳ nhưng ROA, ROE đã tăng so với năm 2018 đúng như dự báo trước đó, do lợi nhuận công ty đã tăng trưởng ở mức cao hơn so với thị trường, đồng thời tài sản và vốn chủ sở hữu đã bắt đầu được giữ ổn định.

EPS điều chỉnh tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2018. Các chỉ số P/E, P/B đều giảm so với cùng kỳ do giá cổ phiếu giảm mạnh. Giá thị trường của cổ phiếu IMP đã giảm hơn 21,2% so với năm 2018, nhưng thanh khoản của cổ phiếu IMP nhìn chung tốt hơn 2018.

2. Những hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính nổi bật trong quý 4 năm 2019

Trong quý 4 năm 2019, Imexpharm đã hoàn thành xây dựng cơ bản nhà máy Công nghệ cao ở Bình Dương và được bộ y tế chứng nhận WHO-GMP. Công ty đang tiến hành công đoạn chuẩn bị để xét EU-GMP cho nhà máy này.

Trong tháng 10, nhà máy thực phẩm chức năng và trung tâm kiểm nghiệm được khởi công xây dựng tại trụ sở chính-Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Diễn đàn y khoa trong tháng 12 đã được Imexpharm tổ chức thành công. Đây là diễn đàn kết nối các y bác sỹ, cán bộ ngành y với các chuyên gia đầu ngành trong việc điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng tại Việt Nam.

3. Chiến lược của Imexpharm trong năm 2020

Trong năm 2020, Imexpharm tiếp tục tập trung vào khai thác phân khúc thuốc chất lượng cao đạt tiêu chuẩn EU-GMP khi mà các nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Dự kiến tổng doanh năm 2020 trình đại hội cổ đông là 1.750 tỷ, tăng 23% so với năm 2019. Trong khi đó lợi nhuận mục tiêu là 260 tỷ, tăng 18,1% so với cùng kỳ 2019. Trong bối cảnh thị trường OTC bảo hòa, cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì chỉ tiêu này vô cùng thách thức cho Imexpharm.